Hướng dẫn thiết kế khóa học dành cho giảng viên

Hệ thống: Learning Management System of Tra Vinh University
Khoá học: Learning Management System of Tra Vinh University
Book: Hướng dẫn thiết kế khóa học dành cho giảng viên
Được in bởi:
Ngày: Thứ Sáu, 29 tháng 3 2024, 12:33 AM

1. Quy trình mở khóa học

  • Giảng viên cung cấp thông tin khóa học cho BCT E-Learning gồm các thông tin:
  • Mã học phần;
  • Tên học phần
  • Email của GV (Email Office 365 do Trường cấp dạng …@my.tvu.edu.vn)
  • BCT sẽ tạo khóa học giống khóa học mẫu và thông báo cho GV yêu cầu.

2. Đăng nhập & kiểm tra khóa học mẫu

2.1. Đăng nhập

Trước khi bắt đầu thiết kế khóa học, Thầy/Cô phải đăng nhập hệ thống với tài khoản email TVU như sau:

Mở trình duyệt web, nhập vào địa chỉ https://lms.tvu.edu.vn và enter. Sau đó, click vào menu đăng nhập.

Hệ thống sẽ hiển thị giao diện đăng nhập:

  • Sau khi đăng nhập thành công, hệ thống sẽ hiển thị giao diện Nhà của tôi như hình bên dưới:
  •  

 

Trong khóa học trực tuyến, người tham dự sẽ có một hay nhiều vai trò, có thể là: học viên, giảng viên, trợ giảng hay quản lý

2.2. Kiểm tra khóa học mẫu

Khóa học mẫu là khóa học có cấu trúc định trước. Cấu trúc này giúp giảng viên có thể xây dựng khóa học một cách nhanh chóng và đáp ứng các tiêu chí theo quy định. Tên khóa học mẫu có dạng: “Học kỳ Năm học - Mã học phần – Tên học phần Họ và tên giảng viên”. Sau khi đăng nhận, Thầy, cô click vào tên khóa học, giao diện trang chủ khóa học sẽ hiển thị như hình bên dưới.

Các thành phần của khóa học: 1- Miêu tả môn học; 2 – Kết quả học tập; 3 – Diễn đàn; 4 – Tài liệu học tập; 5 – các bài tập

3. Bắt đầu thực hành

Sau khi có khóa học mẫu, Thầy / Cô sẽ thực hiện chỉnh sửa các thành phần của nó cho phù hợp với môn học của mình. Trước khi bắt đầu, hãy thiết lập ngôn ngữ hệ thống là Vietnamese (vi).

Chúng ta sẽ:

  1. Đổi tên khóa học, thiết lập mã truy cập khóa học;
  2. Cập nhật phần mô tả của khóa học;
  3. Thêm một chủ đề thảo luận;
  4. Thêm tập tin hoặc liên kết web;
  5. Quản lý người học, nhóm;
  6. Thêm bài tập, giới hạn nhóm truy cập;
  7. Chấm điểm bài làm;
  8. Sao lưu khóa học.

3.1. Đổi tên khóa học

Mỗi khóa học sẽ có tên tương ứng với tên môn học. Thầy/Cô phải đặt tên khóa học theo cú pháp Học kỳ Năm học - Mã học phần – Tên học phần Họ và tên giảng viên. Trong đó, mã học phần nếu không xác định, thầy, cô có thể tra cứu trên phần mềm Edusoft.Net của Trường.

Ví dụ trong học kỳ 1 năm học 2021-2022, Cô Trịnh Thị Mộng Ngọc có dạy môn Viết 3 - Preliminary (Writing 3) có mã học phần là 410277 thì tên khóa học sẽ là 12122 - 410277 - Viết 3 - Preliminary (Writing 3) - Trịnh Thị Mộng Ngọc.

Nếu vì một lý do nào đó, khóa học của Thầy Cô có tên không đúng cú pháp trên, Thầy, Cô phải đổi tên cho nó. Để đổi tên khóa học, Thầy / Cô thực hiện như sau:

Tại trang chủ khóa học, tìm đến Nhóm menu (block) “KHU VỰC QUẢN TRỊ”, click vào menu Chỉnh sửa các cài đặt.

Hệ thống hiển thị giao diệnSửa các thiết lập cho khóa học, Thầy/Cô hãy nhập các thông tin được yêu cầu cho phù hợp với môn học của mình. Sau khi nhập đầy đủ thông tin được yêu cầu, Thầy/Cô click vào Lưu và cho xem để thực hiện.

3.2. Cập nhật Ngày kết thúc khóa học (Course end date)

Gồm 04 bước:
  • Bước 1. Tại giao diện "Các khóa học của tôi" click chọn khóa cần cập nhật.
  • Bước 2. Tại giao diện Khóa học, quan sát bên trái, click "Cài đặt"
  • Bước 3. Tại giao diện "Sửa các thiết lập cho khoá học", chú ý trường "Ngày kết thúc khóa học", click Mở và cập nhật ngày.
  • Bước 4. Click nút "Lưu và cho xem"

3.3. Thiết lập mã đăng ký khóa học (Enrolment key)

Nếu xem hệ thống E-Learning là một tòa nhà, mỗi khóa học là một phòng thì mã truy cập chính là chìa khóa của phòng. Sinh viên muốn đăng ký vào khóa học thì phải được giảng viên cung cấp mã đăng ký. Để thiết lập mã đăng ký khóa học, Thầy/Cô thực hiện như sau:

Tại trang chủ khóa học, tìm đến block “KHU VỰC QUẢN TRỊ”, click và menu Thành viên > Phương thức ghi danh. Lúc này hệ thống sẽ hiển thị giao diện như hình bên dưới:

Thầy/Cô click vào biểu tượng “bánh răng”, hệ thống hiển thị giao diện như hình bên dưới.

Thầy Cô tiếp tục click vào biểu tượng để mở chế độ sửa khóa, sửa khóa đăng ký. Sau đó click Lưu những thay đổi để thực hiện.

Lưu ý: Nếu khóa học của thầy cô có tổ chức theo nhóm (group) thì thầy cô cần thực hiện thêm Quản lý nhóm trong khóa học (mục 3 của tài liệu này).

3.4. Quản lý nhóm (Group) trong khóa học

Kể từ học kỳ 1 năm học 2021-2022, mỗi học phần giảng dạy trong học kỳ sẽ được cấp một khóa học. Nếu thầy cô dạy nhiều lớp với cùng một học phần, thì các lớp này sẽ sử dụng chung khóa học và mỗi lớp sẽ trở thành một group trong khóa học.

Chẳng hạn, học kỳ 1 năm học 2021-2022 thầy Nguyễn Thanh Quang dạy học phần Bệnh học miệng và hàm mặt 1 (mã học phần 650918) cho 2 lớp DA18RHMA và DA18RHMB thì thầy Quang sẽ được cấp một khóa học có tên là 12122 – 650918 - Bệnh học miệng và hàm mặt 1 - Nguyễn Thanh Quang và trong khóa học này có 2 group là DA18RHMA và DA18RHMB. Việc tạo group được thực hiện như sau:

Bước 1: Tại trang chủ khóa học, cột bên trái, tìm block Khu vực quản trị, click menu Thành viên > Nhóm

Bước 2: Tại giao diện quản lý nhóm, click vào Tạo nhóm

Bước 3: Nhập thông tin nhóm

Lưu ý: 

+ Nếu khóa học không phân nhóm, thầy cô chỉ cung cấp key của khóa học cho lớp.
+ Ngược lại, nếu khóa học có phân nhóm, thầy cô chỉ cùng cấp khóa nhóm, khóa của nhóm nào thì cung cấp cho đúng lớp đó. Khi sinh viên đăng ký khóa học, họ nhập đúng khóa ghi danh của nhóm nào thì sẽ thuộc nhóm đó.

3.5. Thêm sinh viên vào khóa học bằng email

Ngoài cách cho sinh viên tự đăng ký vào khóa học bằng cách nhập khóa đăng ký, Thầy, Cô có thể thêm sinh viên vào khóa học nếu biết email của họ, việc này thực hiện như sau:

Bước 1. Chuẩn bị danh sách email sinh viên theo định dạng:

Trong hình trên có tổng cộng 10 sinh viên chia làm 2 nhóm Group-1 và Group-2.

Bước 2. Tại trang chủ khóa học, block Khu vực quản trị, thầy cô click vào menu Thành viên > User bulk enrolment.

Bước 3: dán danh sách sinh viên đã chuẩn bị ở bước 1 vào ô List of e-mail addresses và click Enrol users

Bước 4: Xác nhận lại thông tin ở giao diện xem trước, nếu đồng ý thì click vào Enrol users ở cuối trang.

 

3.6. Tìm kiếm và đăng ký tham dự khóa học

Thầy cô hãy hỏi tên và mã truy cập khóa học của một Thầy/Cô khác sau đó tiếp tục.

  1. Tìm kiếm khóa học

Tìm block “Điều hướng”, click vào menu Tìm kiếm khóa học

Hệ thống sẽ hiển thị giao diện trang chủ hệ thống như hình bên dưới, Thầy/Cô hãy nhập tên hoặc một phần tên khóa học cần tìm và click nút xem. Khi đó hệ thống sẽ liệt kê các kết quả.

  1. Đăng ký tham dự khóa học

Sau khi tìm kiếm được khóa học, Thầy/Cô hãy click vào tên khóa học. Lúc này, khóa học sẽ yêu cầu nhập mã truy cập để đăng ký

Thầy/Cô nhập mã truy cập vào và click Enrol me để đăng ký.

3.7. Cập nhật mô tả môn học

Phần mô tả môn học thường được ghi rõ trong chương trình đào tạo hoặc đề cương môn học. Để cập nhật thầy cô thực hiện như sau:

  1. Bật chế độ chỉnh sửa khóa học
  2. Tìm chữ Chỉnh sửa và click vào Sửa phần làm việc
  3. Thầy / Cô chỉnh sửa nội dung phần miêu tả sau đó click Lưu những thay đổi để thay đổi có hiệu lực.

3.8. Thêm chủ đề thảo luận

Tiếp theo, Thầy/Cô sẽ tạo một chủ đề thảo luận trên Diễn đàn khóa học. Việc này thực hiện như sau:

Bước 1: Tại giao diện khóa học, click chọn Câu hỏi thảo luận

Bước 2: Click Thêm một chủ đề thảo luận mới và click Nâng cao để có nhiều thiết lập hơn.

Bước 3: Nhập tiêu đề, Nội dung của chủ đề thảo luận, chọn Nhóm và click vào Gửi bài viết lên diễn đàn.

3.9. Tải tập tin hoặc liên kết web

Thầy/Cô có thể chia sẻ tập tin hay liên kết web cho sinh viên của mình, chẳng hạn file kế hoạch giảng dạy, liên kết tài liệu giảng dạy ở trang web Thư viện trường.

  1. Tải tập tin

Bước 1: Bật chế độ chỉnh sửa

Bước 2: quan sát ở cuối trang, chọn Thêm hoạt động hoặc tài nguyên.

 

  •  
  •  

Bước 3: click chọn File

  •  

Bước 4: Điền thông tin liên quan tập tin muốn upload gồm các mục:

Chung:

Tên: điền tên tập tin muốn upload (bắt buộc)

Mô tả: Thông tin mô tả về tập tin muốn upload (nếu có)

Chọn tập tin: click chọn mũi tên màu xanh sau đó chọn tập tin muốn upload

  •  
  • Click Choose File, chọn tập tin có sẵn trên máy tính, sau đó click nút Đăng tải tệp này
  •  

Bước 5. click (nếu muốn lưu tập tin và quay về giao diện khóa học) hoặc chọn (nếu muốn lưu tập tin và xem giao diện khi click mục này).

  •  

Lưu ý: Khi thêm hoạt động hoặc tài nguyên mới, mặc định đối tượng thêm mới nằm ở cuối phiên (section). Để di chuyển đối tượng, ta click giữ chuột ở mũi tên 4 chiều trước đối tượng và kéo thả đến vị trí mong muốn.

  1. Thêm Liên kết web
  • Bước 1: Bật chế độ chỉnh sửa
  • Bước 2: click Thêm hoạt động hoặc tài nguyên:
  • Bước 3: click URL
  • Bước 4: Điền thông tin liên quan URL gồm các mục:
  • Chung:
  • Tên: điền tên liên kết web (bắt buộc)
  • External URL: copy và paste liên kết muốn chèn vào tại đây
  • Mô tả: Thông tin mô tả về liên kết web (nếu có)
  • Các muc khác để mặc định
  • Bước 5. Click Lưu và trở về khóa học

3.10. Quản lý sinh viên tham dự khóa học

3.11. Xem danh sách sinh viên trong khóa học

Tại trang chủ khóa học, phía bên trái, tìm Khu vực quản trị => click Quản trị khóa học => click Thành viên => click Người dùng đã ghi danh.

  •  
  • Giao diện danh sách người dùng đã ghi danh như hình dưới. Tại đây, click ô giao giữa cột vai trò và dòng tương ứng với người tham gia để thay đổi vai trò của người tham gia khóa học, click để xóa người tham dự ra khỏi khóa học.

 

3.12. Thêm người dùng mới vào khóa học

Thông thường, sinh viên sẽ tham dự vào khóa học bằng việc Tự đăng ký sau khi biết được tên khóa và mã đăng ký từ giảng viên. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp giảng viên muốn bổ nhiệm vai trò khác vai trò sinh viên vào khóa học thì giảng viên phải thực hiện các thao tác:

Bước 1. Tại giao diện Người dùng đã ghi danh, click chọn

Bước 2. Click mục “Chỉ định vai trò” để chọn vai trò của người dùng: chọn vai trò là “Học viên” hoặc “Giáo viên trợ giảng”.

Bước 3. Gõ tên hoặc địa chỉ email tại ô Chọn người dùng để tìm người cần ghi và click vào kết quả tìm kiếm.

Bước 4. Click nút thực hiện

  •  

3.13. Tạo bài tập và chấm điểm bài làm

Bài tập trực tuyến cho phép giảng viên giao bài tập về nhà cho sinh viên, sinh viên nộp bài trực tuyến và giảng viên cho điểm và lời phê.

3.14. Tạo bài tập

Bước 1. ở trang chủ khóa học, Thầy/Cô bật chế độ chỉnh sửa, sau đó click vào ở cuối trang.

Bước 2. click Bài tập.

Hệ thống sẽ hiển thị giao diện tạo bài tập mới, gồm 11 nhóm, Thầy/Cô quan tâm 3 nhóm là Chung, Availability, Loại bài nộp.

Tên bài tập: nhập tên bài tập chẳng hạn Bài tập 1 – Mô tả cấu tạo của máy phát điện hai chiều – Hạn nộp 8h:30 ngày 24/6/2019

Miêu tả: mô tả chi tiết bài tập, ở đây Thầy/Cô có thể nhập vào hướng dẫn sinh viên làm bài, nhắc lại hạn nộp, hình thức bài làm (theo mẫu hay tự do), dung lượng file bài làm …

File bổ sung: Nếu Thầy/Cô yêu cầu sinh viên trình bày bài làm theo mẫu thì file mẫu nên được đính kèm tại đây.

 

 

Nhóm thông tinAvailabilitylà nhóm thông tin quy định thời điểm sinh viên có thể mở đề, nộp bài, quy định về nộp trể…

Trong đó:

Cho phép nộp bài tại: ngày mà sinh viên có thể bắt đầu nộp bài làm, nếu không mở thì sinh viên có thể nộp bài ngay sau khi tạo bài tập;

Hạn chót: sinh viên phải nộp bài làm trước thời điểm này.

Cut-off date: sau thời điểm này sinh viên không thể nộp bài được nữa.

Remind me to grade by: Thời điểm hệ thống sẽ hiển thị báo nhắc nhỡ giảng viên chấm điểm ở giao diện nhà của tôi > tag Timeline.

Nhóm thông tinLoại bài nộp”:

Trong đó:

Loại bài nộp:

Trong đó:

Loại bài nộp: nếu chọn Online text thì sinh viên sẽ nhập bài làm trực tiếp; còn nếu chọn File submissions thì sinh viên sẽ nộp bài làm dạng file

Word limit: nếu loại bài nộp chọn là Online text, thì lúc này word limit quy định số từ tối đa trong bài làm của sinh viên

Maximum number of uploaded files: nếu loại bài nộp chọn là File submissions thì trường này quy định số lượng file tối đa sinh viên có thể nộp

Maximum submission size: nếu Submission types chọn là File submissions thì trường này quy định dung lượng tối đa của file sinh viên nộp

Accepted file types: quy định loại file mà sinh viên có thể nộp. Chẳng hạn, nếu Thầy/Cô muốn sinh viên chỉ có thể nộp file Word thì nhập vào .docx

3.15. Thiết lập hạn nộp bài tập theo nhóm

Khi khóa học có nhiều nhóm, bạn phải thiết lập hạn nộp bài tập cho từng nhóm khác nhau. Việc này được thực hiện như sau:

Bước 1. Tại trang chủ khóa học, click vào tên bài tập.

Bước 2. Tại Khu vực quản trị, click Group overrides

Bước 3. Click chọn và nhập các thông tin được yêu cầu

Bước 4. Click Lưu lại

3.16. Chấm điểm bài làm

Bước 1. click vào tên bài tập thì hệ thống sẽ hiển thị giao diện xem bài tập, chẳng hạn:

Bước 2. click vào Điểm, hệ thống sẽ hiển thị giao diện:

Sau khi nhập điểm và lời phê, thầy cô chọn Lưu và xem trang tiếp theo để chấm điểm cho sinh viên tiếp theo.

3.17. Thiết lập công thức tính điểm

Tổng hợp điểm trung bình của người học là công việc phải làm của giảng viên. Chẳng hạn, trên khóa học có 4 bài tập, mỗi bài tập sẽ có trọng số điểm khác nhau, vậy làm thế nào để hệ thống tự tính điểm trung bình của các bài tập này. Thiết lập công thức tính điểm là kỹ thuật để làm việc này. Thầy Cô có thể thiết lập công thức tính điểm như sau:

Bước 1: Tại nhóm Menu KHU VỰC QUẢN TRỊ click vào menu Gradebook setup

Bước 2: Click vào Chỉnh sửa > Chỉnh sửa tính toán như hình bên dưới:

Bước 3: Nhập ID cho bài tập

Bước 4: Nhập công thức tính điểm vào ô Tính toán và click Lưu những thay đổi.

Lưu ý: công thức tính điểm bắt đầu bằng “=”.

Sau khi thiết lập công thức tính điểm hay kiểm tra tính chính xác của công thức tính điểm bằng cách Xem bảng điểm của người học:

Bước 1. Tại Khu vực quản trị, click Gradebook setup

Bước 2. Tại Khu vực quản trị click Grader report

3.18. Thiết lập quyền xem tài nguyên và hoạt động

Do cách tổ chức một học phần sẽ được mở một khóa học, khóa học này sẽ dùng chung cho nhiều lớp, mỗi lớp sẽ trở thành một group tên khóa học. Nếu thầy cô muốn một tài nguyên (tập tin, thư mục, trang web,…) chỉ cho một group xem mà các group khác thì không. Khi thì hãy thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

Bước 1. Tại trang chủ khóa học click “Bật chế độ chỉnh sửa”

Bước 2. Click vào Chỉnh sửa > Chỉnh sửa các cài đặt

Bước 3. Tại giao diện chỉnh sửa, kéo xuống cuối trang, tìm và click vào Không cho phép truy cập

Bước 4. Click Thêm giới hạn và chọn Group

Bước 5. Chọn nhóm được quyền xem file

Bước 6. Click Lưu và trở về khóa học

 

3.19. Sao lưu và phục hồi khóa học

Sao lưu và phục hồi khóa học là một kỹ thuật quan trọng nhằm giúp Thầy, Cô chỉ cần thiết kế khóa học một lần mà có thể sử dụng để giảng dạy cho nhiều lớp khác nhau. Quy trình sao lưu và phục hồi có thể được tóm tắt bằng sơ đồ:

3.20. Sao lưu khóa học

Sao lưu khóa học là kỹ thuật nén các nội dung của khóa học thành một tập tin zip hoặc mbz. Tập tin này có thể phục hồi thành một khóa học mới có nội dung giống như khóa học sao lưu. Việc này giúp Thầy, Cô có thể tiết kiệm thời gian thiết kế lại khóa học của cùng một môn học.

Việc sao lưu khóa học được thực hiện như sau:

Bước 1. Tại trang chủ khóa học, Thầy cô tìm blockKhu vực quản trị click chọn menu “Sao lưu”.

Lúc này hệ thống hiển thị giao diện “Các thiết lập sao lưu”, Thầy, Cô hãy để các thiết lập mặc định và click vào nút “kế tiếp”.

Bước 2. Check chọn hoặc không chọn các nội dung cần được sao lưu.

Tiếp theo, click để qua bước 3.

Bước 3. Xác nhận và kiểm duyệt.

Tại bước này, Thầy, Cô có thể đặt lại tên của file sao lưu và kiểm tra lại các thiết lập sao lưu. Click vào để thực hiện sao lưu. Sau khi sao lưu thành công giao diện bên dưới sẽ được hiển thị:

Thầy, Cô click vào “Tiếp tục” để qua bước 4.

Bước 4. Tải tập tin sao lưu về máy cá nhân.

Tại “Khu vực sao lưu riêng của người dùng” hãy chọn dòng chứa tập tin sao lưu cần tải và chọn “Tải xuống”.

Như vậy, Thầy, Cô đã sao lưu thành công khóa học. Tiếp theo hãy xem các bước để phục hồi tập tin sao lưu này thành khóa học mới như thế nào ở mục bên dưới.

3.21. Phục hồi khóa học

Quá trình phục hồi bao gồm các bước sau:

Bước 1. Chọn menu “Phục hồi”.

Tại trang chủ khóa học muốn được phục hồi, ở nhóm menu “Khu vực quản trị”, Thầy, Cô chọn menu “Phục hồi”.

Bước 2. Upload tập tin sao lưu

Thầy, cô upload tập tin sao lưu của khóa học bằng click vào “Chọn một tiệp” như hình:

Bước 3. Click Phục hồi

Sau khi click phục hồi giao diện “Xác nhận” xuất hiện như hình”. Nếu không có vấn đề gì, thầy cô click “Tiếp tục” để qua bước tiếp theo.

Bước 4. Click chọn "Xóa các nội dung của khóa học hiện tại và phục hồi "

Thầy, cô click “Tiếp tục” để qua bước tiếp theo.

Bước 5. Thiết lập các thiết lập phục hồi.

Thầy, Cô chọn tương tự như hình dưới đây:

Click “Tiếp tục”.

Bước 6.  Click “Thực hiện phục hồi”. Nếu quá trình phục hồi thành công, giao diện bên dưới sẽ được hiển thị:

Thầy, cô click “Tiếp tục” để qua hiển thị trang chủ khóa học mới được phục hồi.

Bước 7. Kiểm tra khóa học phục hồi và thực hiện thay đổi các cài đặt.

Khóa học mới mở lúc này sẽ được thêm các nội dung của khóa học đã sao lưu. Hệ thống sẽ giữ lại tên của khóa học mới mở. Thầy cô cần thay đổi các cài đặt của khóa học cho phù hợp với đối tượng sử dụng khóa học mới phục hồi này.

4. IV. Liên hệ

Như vậy, đến thời điểm này Thầy/Cô đã có thể sử dụng các công cụ cơ bản của hệ thống để thiết kế khóa học trực tuyến. Nếu có vấn đề cần trao đổi, Thầy/Cô có thể liên hệ Trung tâm Hỗ trợ - Phát triển Dạy và Học qua số điện thoại nội bộ 269 hoặc email nttoan@tvu.edu.vn để được hỗ trợ.